Phần lớn con người chúng ta phàn nàn cả tá lần mỗi ngày. Ta biết mình không nên như thế. Nhưng vẫn làm vậy, vì phàn nàn rất dễ làm. Và nó khiến ta thấy mình thật vô tội.
Nhưng phàn nàn tổn hại thần kinh và hạn chế khả năng xử lý vấn đề trong sự nghiệp và cuộc sống của ta. Nó phá tan tính sáng tạo. Các nhà nghiên cứu tâm lí đồng thuận rằng:
Không gì giết chết cơ hội thành công hơn chính thái độ của ta.
Bạn cũng không cần cố nghĩ tích cực
Theo 1 nghiên cứu đăng trên Archives of General Psychiatry, những người lạc quan sống lâu hơn người bi quan, giảm tỉ lệ tử vong do sức khỏe tới 55%, giảm do các nguyên nhân tim mạch tới 23%.
Tẩy não ta bằng những lời khẳng định vẫn không đủ. Nó cũng gây tổn thất không kém, vì 1 lí do đơn giản: Ta vẫn không làm gì để thay đổi hiện thực.
Chúng ta đều nghe về 1 mẹo thái độ. Khi cảm thấy cuộc đời đầy “éo le”, hãy ngồi xuống và liệt kê những thứ mình biết ơn. Đó là ý không tồi. Nhưng nó vẫn không giải quyết vấn đề thực tế.
Vậy cái gì sẽ giải quyết vấn đề?
Chỉ ra cái gì đang sai
Có 1 cách phàn nàn tốt hơn. Hãy tìm ra những thử thách lớn và trực diện nhất, và cách để giải quyết chúng. Các nhà nghiên cứu khuyến khích làm thế này:
1. Đừng phàn nàn về điều gì, trừ khi bạn thực sự muốn tìm giải pháp.
2. Khi phàn nàn, hãy tìm đến người có thể giúp đỡ.
3. Tập trung vào chỗ sai, và những gì mình muốn.
4. Đo thời gian cho “phiên áp lực” của mình.
Nếu liên tục duyệt đi duyệt lại những thứ bất công và rẻ tiền, bạn chỉ làm phân tán chính mình thôi.
Tìm ra kế hoạch tốt hơn, thay vì phàn nàn
Tức giận là hoàn toàn bình thường. Có điều là không được mãi như vậy. Phàn nàn không giải quyết được việc gì trên đời.
Những vấn đề của ta cần 1 kế hoạch, và 1 chút kiên nhẫn:
1. Tập trung thay đổi và cải thiện liên tục.
2. Nhìn nhận tài năng như là thứ có thể phát triển, không phải là trời sinh ra đã có.
3. Tìm kiếm sự đa dạng. Tìm kiếm thử thách và những trở ngại.
4. Học cái gì đó mới để khiến tâm trạng tốt hơn.
Những người phàn nàn nhiều nhất thường là người làm ít nhất. Chúng ta có thể làm tốt hơn thế.
Nhớ rằng mình vẫn giỏi nhiều việc khác
Đôi khi, vấn đề không chỉ là do ta nghĩ ra. Nó thực sự là tệ. Nhưng bạn lại chẳng có nhiều tác động đến nó được.
Khi nhiều thứ bắt đầu chuyển hướng tồi tệ, hãy thử:
1. Xác định những gì mình không kiểm soát được.
2. Tập trung vào những thứ kiểm soát được.
3. Tiếp tục làm những gì mình giỏi.
4. Cố gắng làm tốt những thứ khác.
Nếu có hiệu quả, bạn có thể ghi lại vào nhật kí. Đôi khi nên ghi lại những gì, và những ai ta có thể trông cậy, cũng như những việc, và những người không trông cậy được.
Bạn được phép tức giận. Bạn được phép chia sẻ những tin xấu, và kể và những bực tức cũng như thất vọng của mình. Và bạn cũng được phép cho chúng nó ra đi.