Phong cách thiết kế nhà ở của người Nùng có 1-0-2

Trải qua hàng trăm năm sinh sống, thiết kế nhà ở của người Nùng tuy đã có nhiều cải tiến. Tuy nhiên cái “hồn cốt” vẫn được giữ nguyên như một cách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần. So với người Thái, Dao, Mường… thì thiết kế nhà ở của người Nùng khác biệt ra sao, chúng ta hãy cùng tiểu mục Du lịch tìm hiểu nhé!

1. Nét độc đáo trong thiết kế nhà ở của người Nùng

Ngôi nhà truyền thống tiêu biểu nhất của người Nùng là ngôi nhà sàn lớp ngói máng. Đặc điểm dễ nhận biết là nhà sàn 4 mái. Ngoài 2 mái chính còn có 2 mái đầu hồi luôn thấp hơn mái chính.

Về kết cấu kỹ thuật của nhà sàn 4 mái sẽ phức tạp hơn so với nhà sàn 2 mái ở các dân tộc khác. Điều này thể hiện ở kết cấu vì chái, mái đầu hồi hoặc kèo cột…

Người Nùng chọn rất kỹ vật liệu để thiết kế nhà ở
Người Nùng chọn rất kỹ vật liệu để thiết kế nhà ở

Thiết kế nhà ở của người Nùng có cửa ra vào mở ra ở 2 đầu hồi. Cửa chính đặt cầu thang lên xuống, còn cửa phụ để bếp hoặc ra sàn. Giống như 1 số dân tộc khác, số lượng cầu bậc thang thường là số lẻ như 3,5,7,9, không bao giờ làm bậc chẵn. Vì theo quan niệm của họ, cầu thang bậc chẵn chỉ dùng cho thế giới của người chết.

2. Chọn hướng đất và hướng nhà của người Nùng

Trong tâm thức của người Nùng, ngôi nhà trở thành điều kiện cho sự thành công hay thất bại của mỗi người. Vì vậy việc xây nhà mới với họ trở thành sự kiện vô cùng quan trọng. Người Nùng quan niệm: nơi làm nhà phải cao, thoáng khí, vị trí của ngôi nhà, hướng nhà không bị che khuất bởi các ngọn núi.

Hướng làm nhà được người dân chọn đa phần là hướng Nam. Khi chọn đất, hướng nhà, người Nùng cũng có 1 số kiêng kỵ như: kiêng làm nhà trên nền giếng cũ hoặc ngõ cụt, những nơi gần chùa, miếu, nơi thờ cúng…Dù ở hướng nào cũng cần đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.

3. Chọn vật liệu để thiết kế nhà ở của người Nùng

Người Nùng chọn vật liệu khá kỹ khi thiết kế nhà ở.
Người Nùng chọn vật liệu khá kỹ khi thiết kế nhà ở.

Hơi khác so với dân tộc lân cận, người Nùng không có tập tục giúp đỡ lẫn nhau đi chọn lấy vật liệu. Gia chủ sẽ tự chuẩn bị vật liệu, khi nào đủ thì mới làm nhà. Công cuộc sưu tập này có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm đến khi chọn được vật liệu ưng ý mới thôi.

Có như vậy mới đảm bảo sức bền và cả thẩm mỹ chung cho ngôi nhà. Dây buộc của ngôi nhà làm bằng tre, nứa, vật liệu làm mái được gia chủ chuẩn bị sắp sửa vào lúc nông nhàn.

4. Cách chọn tuổi và ngày khởi công xây nhà

Trong quá trình chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu, gia chủ tiến hành chọn năm làm nhà và cả ngày khởi công. Người chủ sẽ bày biện 1 lễ nhỏ đến nhờ thầy Tào và thầy Mo xem tuổi mình có làm được nhà vào năm nay hay không. Khởi công vào giờ nào, ngày nào là phù hợp. Các thầy thường dựa vào tuổi của chủ nhà, ngày sấm ra đầu tiên của năm đó.

Thông thường, những người ngoài 40 tuổi mới được làm nhà. Sau khi xem được tuổi và ngày quan trọng, gia chủ làm lễ khởi móng, hay người Kinh gọi là động thổ. Khi khấn xong, người được tuổi sẽ cầm cuốc và cuốc 45 nhát ở 4 góc Đông, Tây, Nam, Bắc và ở giữa để khởi móng.

5. Lễ phát mộc khi xây nhà của người Nùng

Lễ phát mộc là nghi lễ cầu xin Thổ thần, Tổ tiên, Tổ sư Lỗ Ban phù hộ cho việc làm nhà được an toàn. Lễ được tiến hành không chỉ có chủ nhà mà còn có cả phường thợ. Để tiến hành lễ phát mộc, gia chủ sắp 1 mâm cỗ mặn lên bàn thờ và thắp hương vái lạy tổ tiên.

Thợ cả cũng thắp hương xin phép vị tổ sư là Lỗ Ban. Khi hành lễ xong, người thợ cả dùng dao đẽo mấy nhát vào cây gỗ theo giờ đã được chọn. Chỉ sau khi người thợ cả đặt dao xuống thì việc thiết kế nhà ở mới bắt đầu.

6. Cách thức thiết kế nhà ở của người Nùng

Việc dựng nhà của người Nùng không mấy khó khăn vì lúc này người ta có thể giúp đỡ lẫn nhau. Khi dựng, họ chú ý nhất thời điểm đặt cột chính và đặt nóc. Trong sự kiện này, người Nùng chọn theo lời của thầy cúng.

Trước khi dựng nhà, người Nùng đào sẵn hỗ để dựng cột. Đợi đến giờ đẹp, họ mang hòn đá tảng bỏ vào chiếc hố đó. Riêng phần cột chính, chủ nhà phải ôm cột nhà đặt lên tảng đá. Với nhà đất cột kê, họ làm lễ in tảng trước rồi mới dựng trước khi đặt tảng.

Người ta cũng đặt xuống đó 1 mảnh giấy đỏ coi như là sự yểm bùa để bảo vệ ngôi nhà khỏi ma quỷ. Khi dựng xong người ta mới lợp mái, lợp phần mái phụ rồi đến 2 mái chính.

7. Lễ vào nhà mới của người Nùng

Đây là nghi lễ không thể thiếu của người dân tộc Nùng khi hoàn thành xong ngôi nhà, giống như ngày Tân gia của người Việt. Người ta tiến hành làm ống hương đặt ở các nơi thờ cúng. Ấn định nơi đặt bếp nấu nướng, kiếm cũi sẵn.

Bàn thờ được đóng mới hoàn toàn, còn nếu dùng bàn thờ cũ thì phải lau chùi sạch sẽ cả đồ thờ. Thời điểm đặt bàn thờ thích hợp nhất cũng phải được thầy cúng xem xét kỹ lưỡng.

Ảnh 3. Người Nùng cũng có tổ chức hoàn thành nhà mới để ăn mừng

Có thể nói thiết kế nhà ở của người Nùng là hình thức tín ngưỡng kết hợp cả truyền thống lẫn hiện đại, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và kinh tế của nhiều thế hệ. Chính vì vậy mà cần phải giữ gìn và phát huy.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn

Nổi bật

Bài mới

bài liên quan