Giải đáp 18 nét khác biệt trong thiết kế nhà ở của người Tày

Người Tày hay dân tộc Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Một số bộ phận đã di trú vào Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng. Tuy nhiên dù ở bất kỳ khu vực nào thì thiết kế nhà ởcủa người Tày vẫn được giữ nguyên, và là điểm đáng lưu ý khi có dịp du lịch miền Tây Bắc.

Đây là nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc khó có thể bị mai một. Khám phá ngay thiết kế nhà ở của người Tày có gì khác với người Kinh, Dao, Thái… nhé!

1. Nét đặc trưng cơ bản trong thiết kế nhà ở của người Tày

Khá nhiều kiểu nhà sàn khác nhau xuất hiện trong thiết kế nhà ở của người Tày.
Khá nhiều kiểu nhà sàn khác nhau xuất hiện trong thiết kế nhà ở của người Tày.

Vì sinh sống ở vùng núi cao nên người Tày thường ở nhà sàn với đặc trưng thường thấy là nhà đất mái lợp cỏ gianh. Một số vùng giáp biên giới còn có nhà phòng thủ.

Bố trí trong nhà được phân biệt: nam ở ngoài còn nữ ở trong buồng. Phổ biến nhất trong thiết kế nhà ở của người Tày là loại nhà 3 gian, 2 mái. Không có chái giống như nhà 3, 4 gian của người Kinh.

Để tăng thêm tuổi thọ và nét tinh tế cho ngôi nhà, họ cố gắng chọn những loại gỗ quý hiếm xây dựng. Xung quanh nhà thường có ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.

Hơi khác so với một số dân tộc khác, người Tày sống tập trung thành bản ở ven các thung lũng triền núi thấp trên 1 miền thượng du. Mỗi bản có khoảng từ 20-25 nóc nhà. Hoặc sẽ có bản sở hữu số lượng dân cư đông đúc hơn.

2. Những đặc sắc trong thiết kế nhà ở của người Tày

Nếu chú ý, bạn sẽ thấy được những nét đặc sắc có phần khác biệt trong thiết kế nhà ở của người Tày.

Tổng hợp những kiểu thiết kế nhà ở của người Tày

Kiến trúc nhà ở của dân tộc Tày có 4 kiểu khác nhau bao gồm:

+ Nhà lều: là loại nhà có kết cấu đơn giản, sơ khai nhất của người Tày

+ Nhà quan ma: là loại nhà sàn có 4 gian, với đặc điểm là cột được chôn sâu xuống đất, được biến thể từ kiểu nhà lều để bảo vệ con người và vật nuôi khỏi thú dữ.

+ Nhà cai tư: là nhà biến thể tiếp theo của nhà quan ma, với 5 gian gồm 3 gian chính và 2 gian trái. Phần cột của nhà cai tư thường được kê bằng đá tảng.

+ Nhà con thong: là kiểu nhà sàn phổ biến nhất hiện nay của người Tày. Ngôi nhà không sử dụng cột gỗ to mà chỉ dùng 8 cột gỗ chính và 16 cột quân.

Diện tích sử dụng của nhà cũng rộng rãi hơn nhà cai tư. Xét kế kiểu dáng, thiết kế nhà ở, nhà con thong có thêm 1 hành lang chạy dọc theo sàn nhà, giúp ngôi nhà thêm vững chắc nhưng vẫn có tính thẩm mỹ cao.

Sự độc đáo trong việc sử dụng nguyên liệu làm nhà của người Tày

Vật liệu mà người Tày sử dụng phổ biến luôn được lựa chọn một cách kỹ lưỡng, từ cột, sàn, cọ…Người Tày cũng rất chịu khó đi vào sâu trong rừng để tìm những loại gỗ tốt lâu năm. Thời gian chuẩn bị nguyên liệu dựng nhà có thể kéo dài vài tháng, thậm chí là 3 năm. Vì vậy tập quán du canh du cư của dân tộc Tày cũng dần ổn định hơn.

Để làm nhà, họ thường ngâm gỗ, tre, nứa tươi trong nước hoặc bùn trong khoảng 3-6 tháng để chống mối mọt. Phần kết cấu nhà ở của người Tày có sàn cao khoảng từ 1,8m và độ rộng hơn 100m2. Phần mái lợp hết khoảng 6.000 tàu lá cọ.

Vách mặt tiền và cửa sổ được tạo hoa văn bằng cách đan các nan tự nhiên với các nan nhuộm màu đen. Họ giã nhọ nồi với củ nâu để nhuộm màu cho vách.

Những nét đáng lưu ý trong thiết kế nhà ở truyền thống của người Tày

Thiết kế nhà sàn của người Tày có nhiều điểm giống với những dân tộc thiểu số khác.
Thiết kế nhà sàn của người Tày có nhiều điểm giống với những dân tộc thiểu số khác.

Khi xây dựng nhà ở, người Tày cũng có những điều cần phải chú ý

Hướng làm nhà

Người Tày rất cẩn trọng trong việc chọn hướng để làm nhà. Hướng mà kiến trúc nhà ở của người Tày thường tựa lưng vào núi và hướng mặt ra sông hoặc suối.

Cách bố trí công năng sử dụng

Nhà sàn được cấu tạo với khuôn viên riêng, có 1 nhà chính, sàn phơi và cả nhà kho. Khuôn viên có 1 cổng duy nhất ở phía chái chính. Nhà sàn sẽ có 5 gian, 3 gian hoặc 1 gian hái chái.

Vị trí bếp

Nhà sàn của người Tày có 3 bếp. Một bếp đặt ở gian chính giữa của ngôi nhà. Đây là nơi để tiếp khách và nơi giữ lửa cho gian bếp khác, sưởi ấm toàn bộ ngôi nhà. Bếp thứ 2 đặt cạnh giường của người nhà với mục đích giữ ấm cho mùa đông. Bếp cuối cùng để chế biến thức ăn.

Trong việc thiết kế nhà ở của người Tày, việc bố trí công năng sử dụng, cách bố trí bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khách hay bếp núc, buồng ngủ cho các thành viên đều có ý đồ riêng.

Cầu thang trong thiết kế nhà ởcủa người Tày

Phần cầu thang lên nhà sàn làm bằng gỗ, có 9 bậc. Mỗi bậc tượng trưng cho 1 vía của phụ nữ Tày. Khi mà đón khách quý, chủ nhà sẽ xuống tận chân cầu thang để mời khách lên. Khách đi trước, còn chủ nhà đi sau bảo vệ và hướng dẫn cho khách.

Vậy là bạn có thể thấy những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Tày đã được thể hiện khá trọn vẹn trong thiết kế nhà ở của người Tày. Kiến trúc là để phục vụ nhu cầu và đời sống của con người nên mỗi dân tộc đều cần phải giữ gìn, phát huy.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn

Nổi bật

Bài mới

bài liên quan