Khám phá “360 ngóc ngách” trong thiết kế nhà ở của người Thái

Vùng Tây Bắc là nơi quy tụ rất nhiều các dân tộc như Mường, Dao, Tày, Thái… Mà mỗi dân tộc đều có cách thiết kế nhà ở riêng biệt. Cùng nhà sàn nhưng nếu chú ý, bạn sẽ thấy cách dựng, cách bố trí không gian hoàn toàn khác nhau. Nếu đã từng du lịch vùng Tây Bắc, biết đến nhà sàn của người Mường, nhà tường trình của người H’Mông thì hãy tìm hiểu nét biến đổi theo thời gian của thiết kế nhà ở của người Thái nhé!

1. Thiết kế nhà ở của người dân tộc Thái truyền thống

Người Thái tập trung chủ yếu ở khu vực Mường Lò – Yên Bái, sau đó phát triển sang Điện Biên, Lai châu… Họ sở hữu những nét văn hóa đặc sắc cả về phong tục, tập quán, trang phục và nhất là kiến trúc, thiết kế nhà ở. Sự hài hòa về tỷ lệ, thích ứng với khí hậu… vẫn được các nhà kiến trúc sư đánh giá cao.

Thiết kế nhà ở truyền thống của người Thái là dạng nhà sàn, kết cấu gỗ, mái dốc lợp bằng tranh. Nhà sẽ có 5-7 gian, sàn cao từ 1,3m đến 2,4m tùy khu vực mỗi nhà. Sẽ có 2 cầu thang khác nhau, một loại 7 bậc cho đàn ông và 9 bậc cho phụ nữ.

Nhà có các chi tiết đặc biệt như Khau-cút, hoa văn ở lan can hay cửa sổ. Nhà sàn của người Thái Đen thì có mái đầu hồi khum tạo dáng như hình con rùa. Còn nhà của người Thái Trắng mái đầu hồi lại phẳng.

2. Thiết kế nhà ở của người dân tộc Thái đã thay đổi như thế nào?

Nhà của người Thái đang có sự thay đổi mạnh mẽ
Nhà của người Thái đang có sự thay đổi mạnh mẽ

Tuy nhiên theo sự biến đổi của thời gian, thiết kế nhà ở của người Thái đã được điều chỉnh ngày càng phù hợp hơn.

Xu hướng nâng cao sàn và sử dụng tầng gầm

Nếu trước đây tầng gầm thấp dưới 2,4m thì nay để tránh không khí ẩm của miền núi, có hại cho sức khỏe, không thể lưu trữ nông sàn. Do vậy họ dựng tăng chiều cao lên khoảng 2,5-2,7m. Phần gầm đã được sử dụng để có thể mắc võng nghỉ, tiếp khách, chỗ chơi của trẻ con.

Xu hướng chuyển kết cấu nhà từ khung cột gỗ sang dùng cột bê tông

Vì hiện nay giá gỗ để làm cột khá đắt. Những loại gỗ như trắc, đinh, lim rất khan hiếm. Mà người dân cũng không thể mua những loại quá rẻ tiền như de, dổi…nhanh mối mọt. Vậy nên người Thái đã thay cột gỗ bằng bê tông. Kích thước cột vào khoảng 200 nhân 200. Giá 1 ngôi nhà hoàn thành bằng gỗ rơi vào 800 triệu trong khi nhà xây bê tông chỉ 400 triệu.

Xu hướng chuyển từ mái lợp tranh sang mái ngói, tôn hoặc bro xi măng

Những mái nhà này có thể nóng, tiếng ồn lớn. Nhưng vì rẻ và phù hợp với điều kiện người dân nên vẫn được sử dụng nhiều.

Cấu kiện tường, vách thang và nhiều chi tiết khác

Tường có xu hướng từ vách gỗ chuyển sang xây gạch tường 110, sàn được đổ bể tông lát gạch hoa. Còn cửa đi gỗ thì thay bằng cửa kính. Cầu thang nhà cũng có xu hướng bỏ bớt 1 thang đi. Chiều cao tầng trệt hiện nay tăng lên từ 11-13 bậc.

Sự thay đổi trong tập quán, lối sống: Bên trong nhà hầu như không còn bếp lửa nữa. Bếp được điều chỉnh thành các dạng đặt ở gian đầu hoặc cuối. Hoặc tách ra bên ngoài nhà, xây 1 ngôi nhà nhỏ trệt hoặc nhà sàn. Sử dụng bếp ga, bếp điện tại các bản gần đô thị cũng thay đổi cách đặt bếp kiểu nấu củi truyền thống.

Khu vệ sinh: trước đây đặt xa nhà nhưng ngày nay càng có xu hướng đặt gần hơn. Khu vệ sinh bố trí trong nhà phụ ở tầng trệt hoặc ngay trong tầng trệt của nhà chính. Nhờ hệ thống nước thuận tiện nên nhà vệ sinh có thêm nhiều thiết bị mới…

Không gian bên trong nhà: đã xuất hiện nhiều vật dụng như tivi, tủ, bàn ghế của người Kinh thay vì ngồi trệt. Chỗ ngủ cũng được trải đệm, có giường.

Số lượng người trong gia đình dân tộc Thái thay đổi tùy theo nhu cầu diện tích sử dụng. Mỗi hộ gia đình có 2-3 con nên nhu cầu không gian giảm. Thay vì trước đây 1 ngôi nhà có đến 5 gian với diện tích khoảng 120m2, 6 buồng ngủ.

3. Đánh giá các yếu tố tích cực và tiêu cực trong xu thế thay đổi của nhà sàn người Thái

Nhà sàn của người Thái được bê tông hóa trong thời đại mới

Sử dụng kết cấu bê tông thay khung gỗ là điều tất yếu hiện nay. Tuy nhiên chúng làm thay đổi kiểu dáng kiến trúc của nhà truyền thống.

Xu hướng sử dụng tầng trệt tuy mới nhưng cần tránh xu hướng trệt hóa như người Việt. Chính các cột tròn tầng trệt hoặc sử dụng không gian ở đây là nét văn hóa đặc sắc của ngôi nhà người Thái.

Mái dốc tuy được duy trì, về cơ bản vẫn giữ được hình thái mái truyền thống. Nhưng sử dụng chất liệu mới bền, rẻ lại ảnh hưởng đến môi trường và sinh hoạt của con người.

Quá trình tách bếp cũng làm mất đi vai trò của thang phụ. Đặc biệt xu hướng bỏ 1 thang là biến đổi lớn nhất trong thiết kế nhà ở của người Thái. Vì chỉ có 1 thang nên việc bố trí lại chức năng trong nhà cũng khác nhiều so với trước.

Nhà phụ làm bếp và nhà vệ sinh cạnh nhà chính thuận tiện về công năng sử dụng, gần với lối sống hiện đại. Nhưng việc kết nối này chưa được xử lý tốt, nhiều dạng mái nối đã làm hỏng kiến trúc thẩm mỹ.

Tách bếp ra khỏi nhà chính, có thêm chức năng như xem vô tuyến, bàn ghế tiếp khách…dễ gây xóa trộn nếu không được chuyển đổi phù hợp.

Với người Thái thì thiết kế nhà ở mang đậm hơi thở của dân tộc chính là điểm đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy. Vậy nên nếu có bất kỳ sự biến đổi nào cũng cần tính toán cẩn thận, chính xác.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn

Nổi bật

Bài mới

bài liên quan