Dân tộc Mường chiếm số lượng đông đảo nhất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, gắn liền với nguồn gốc lịch sử, môi trường tự nhiên và cả tập quán sản xuất, sinh hoạt. Không gian sống của người Mường là bên ngôi nhà sàn truyền thống, rất đáng để tham quan du lịch. Bên cạnh đó không thể quên rất nhiều các vật dụng gia đìnhđặc trưng khác. Khám phá ngay nét văn hóa đặc sắc của người Mường qua các hiện vật nhé!
1. Nét văn hóa qua nếp nhà của người Mường
Làng xóm người Mường thường được xây ở dưới chân đồi. Theo truyền thống họ không được phép dựng thành hàng, lối. Mỗi nhà sẽ có cách bày biện, trang trí khác nhau, nhưng về cơ bản đều có gian, buồng giống nhau.
Trước khi xây nhà, họ phải nhờ thầy chọn ngày, giờ tốt nhất. Dù ở nơi cao hay thấp, người Mường tuân theo quan niệm: Hướng cửa phải quy tụ những linh khí của trời đất, vạn vật cung quanh. Không làm cửa đâm thẳng ra ngã ba đầu đường. Không để đường vào nhà sọc thẳng vào cột góc của ngôi nhà.
Các nguyên liệu chính được sử dụng bao gồm: gỗ, tre, nứa, lá… Trong đó gỗ quý có rất nhiều như gỗ trai, sến, táu, nghiến, dổi, de… Vì ở phần chân cột nhà sàn thường được chôn sâu xuống đất từ 80cm-1m nên cột phải làm bằng loại gỗ không bị mối mọt.
Bên cạnh đó, nhà sàn truyền thống của người Mường cũng có những nét riêng như: số bậc cầu thang bắt buộc phải là số lẻ như 5, 7, 9, 11. Tổng số cửa ra vào, cửa sổ cũng phải số lẻ. Có như vậy thì của cải mới không đi ra ngoài, gia đình luôn êm ấm, thành đạt.
Nhà sàn là nơi sinh sống của 1 gia đình gồm nhiều thế hệ. Gian thứ 2 là gian quan trọng để lập bàn thờ và cho người lớn tuổi trong gia đình nghỉ ngơi. Trong các ngày lễ trọng đại như ma chay, hôn lễ thì chỉ nam giới mới được ngồi ăn uống.
2. Những vật dụng gia đình trong nhà của người Mường
Vật dụng gia đình linh khí
Trong nhà sàn của người Mường có treo 2 linh khí được gọi là nường (đại diện cho phụ nữ) và nõ (đại diện cho đàn ông). Điều này thể hiện quan niệm âm dương hài hòa, tạo sự ổn định và phát triển cho gia đình. Ngoài ra, người ra còn treo những chiếc nạ mụ nhằm giữ vía cho các thành viên nhỏ trong nhà. Gian giữa nhà để thóc và làm bếp. Gian cuối cùng được ngăn với các gian khác, là nơi để chạn bát, vật dụng gia đình, bếp nấu cơm và nơi nghỉ của phụ nữ.
Đuống và cối tròn
Ở phần đầu hồi của người Mường luôn có 1 chiếc đuống và 1 cối tròn. Đuống là dụng cụ vò thóc, đồng thời báo hiệu khi nhà có việc lớn như ma chay, cưới hỏi.
Đuống cũng là nhạc cụ gõ của phụ nữ trong những ngày lễ tết, hội hè, chào mừng khách đến chơi nhà… Dưới gầm sàn là nơi để vật dụng gia đình cho sản xuất như bừa, cuốc, liềm… và nhốt trâu bò. Hiện nay ít nhà còn để đuống và nhốt trâu bò dưới gầm sàn như trước.
Bếp
Trên sàn, nhà của người Mường có 2 bếp: bếp chủ và bếp khách. Bếp của chủ ở trong để nấu nướng, sưởi ấm. Còn bếp khách để bên ngoài. Ở gian ngoài, gian khách cũng có 1 bếp phụ. Bếp ở gian khách chỉ dùng để sưởi, hong khô các vật dụng, đun nước pha trà. Trên bếp lò chính ở gian trong, gia chủ làm 1 cái giá to và vững chắc- khưa để sấy khô lương thực.
Còn lò bếp là một cái khung hình vuông hoặc hình chữ nhật rộng khoảng hơn 1m2. Ghép bằng những tấm ván dày, bên trong có nện đất, đặt ngay trên mặt sàn. Dù có kiềng sắt nhưng người Mường vẫn dùng 3 hòn nục còn gọi là 3 ông đầu rau. Họ cũng rất cẩn thận khi sử dụng bếp. Tuyệt đối kiêng kỵ không được làm ô uế lò bếp.
Khi khách đến nhà chơi, gia chủ thân tình tiếp chuyện bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá lạnh, mâm cơm được dọn ngay cạnh bên bếp lửa. Mọi người quây quần trò chuyện ấm áp. Thường người Mường ít khi để tắt bếp. Nếu không đun nấu sẽ ủ than dưới tro, khi cần chỉ thổi lên là được. Như vậy thì bếp luôn có hơi ấm.
Mọôc chạn
Điểm độc đáo của nhà sàn Mường là được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau nhưng đều có tác dụng riêng. Ví dụ khi bước chân lên sàn nhà, họ rửa chân ở “mọôc chạn” đựng nước sạch. Mọôc chạn là 1 cái bể đục từ cá, 1 cái chĩnh, cái chum nhỏ hoặc 3-4 cái ống bương chôn chụm 1 chỗ. Vào ngày Tết, họ cắm 1 cây nêu bên cạnh mọôc chạn để cho tổ tiên biết chỗ rửa chân mà lên nhà sàn.
Ảnh 3. Người Mường có nhiều vật dụng gia đình rất đặc trưng
Nhà sàn cũng nhiều vật dụng gia đình người Mường thể hiện nét văn hóa đặc sắc gắn bó máu thịt với họ qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội hiện nay, có những điều đang dần thay đổi. Vậy nên việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa người Mường là điều mà mọi người càng cần phải lưu tâm nhiều hơn.