5 kinh nghiệm khi góp ý mạnh mẽ về đồng nghiệp

Đôi khi ta phải cất lời góp ý: Mối quan hệ công việc của chúng ta không ổn.

Đó có thể là với người đồng nghiệp bạn tôn trọng. Bạn hoàn toàn trân trọng thành quả sự nghiệp của và bản tính tốt đẹp của họ. Thậm chí có thể bạn đã học hỏi nhiều từ người đó, và tự hào về những gì cả 2 đạt được.

Không nói ra góp ý, chẳng ai hiểu bạn muốn gì

Nhưng trong công việc, bất ngờ 2 người trở thành đối thủ. Đồng nghiệp này hành động như thể 1 người gác cổng giữa bạn và khách hàng, ngăn cản bạn tiến bước đến mục tiêu. Cứ như là họ làm việc để chống lại bạn, chứ không cùng bạn. Căng thẳng ngày càng gia tăng.

Ta thường dễ dàng im lặng trong những mối quan hệ có giá trị. Nhà huấn luyện lãnh đạo Zenger thực hiện nghiên cứu với 2.700 lãnh đạo khắp thế giới, và nhận ra phần lớn trong đó tránh né việc nhận xét – đặc biệt là những nhận xét tiêu cực hay góp ý mang tính chỉnh đốn. 43% trong số đó nói họ cảm thấy đưa ra lời nhận xét như vậy là “căng thẳng và khó khăn.”

Nhưng nếu ta cố giữ không nói ra lời nhận xét mạnh mẽ, và cần thiết, ta đang để cho vấn đề lớn dần lên cho đến khi không giải quyết nổi.

Phần lớn vị trí lãnh đạo cảm thấy không vui với lời góp ý.
Phần lớn vị trí lãnh đạo cảm thấy không vui với lời góp ý.

Bắt đầu góp ý bằng lời khen

Bắt đầu với những thành tựu của người đó. Có lí do rõ ràng rằng đây là format tiêu chuẩn để đưa ra những lời góp ý như vậy. Người mà bạn trao đổi sẽ tự nhiên bớt phản ứng nếu họ thấy rằng bạn đang rất công bằng. Thậm chí bạn có thể nói về những kỹ năng đã học được từ họ, và bạn coi trọng điều ấy. Một lời khen khiến cho lời phê bình dễ nghe hơn.

Đừng để cảm xúc xen vào

Khi ta quan tâm đến công việc, tự nhiên là sẽ có cảm xúc gắn liền với nó. Nhưng để cho sự tức giận và bực bội xen vào là cách tốt nhất để khiến lời góp ý phê bình thật khó nghe. Hãy góp ý 1 cách lịch sự. Và đây là phần quan trọng: Hãy tập trung vào hành vi, thay vì con người. Như thế bạn sẽ gửi đi 1 thông điệp rõ ràng và có tính xây dựng.

Thêm 1 câu chuyện về kinh nghiệm của bạn

Chen vào lời góp ý đó 1 câu chuyện về lúc bạn đã phạm sai sót tương tự, sẽ cho người ấy thấy rõ rằng bạn không tỏ ra mình hoàn hảo. Nếu từng nhận lời phê bình tương tự, hãy đề cập đến nó. Con người hành động giống nhau đến đáng ngạc nhiên, và rất có thể những gì bạn đang muốn nói đã từng có người khác nói với bạn. Hãy nhớ ràng phê bình không phải là chuyện nhắm đến 1 người – đó là quá trình phân tích quá khứ để cải thiện tương lai.

Tìm cơ hội phù hợp để góp ý

Khi góp ý với đồng nghiệp, có thể đã chuyện gì đó đến với người ấy mà bạn chưa hình dung ra. Có lẽ người thân của đồng nghiệp ấy đang phải vật lộn với bệnh tật. Bạn có thể trò chuyện với nhau về những ảnh hưởng mà tình trạng đó gây ra, và tìm cách giúp đỡ lẫn nhau.

Đưa ra lời phê bình mạnh mẽ không hề dễ dàng, nhưng chịu đựng 1 hoàn cảnh khó khăn như thế còn khó hơn. Khi có đủ dũng cảm để trao đổi, bạn sẽ mở cánh cửa cho giải pháp đi vào.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn

Nổi bật

Bài mới

bài liên quan