Các kỷ lục gia cho ta bài học gì?

Có 7,88 tỉ người trên hành tinh này. Đó là con số rất lớn. Nhưng chỉ thiểu số rất nhỏ được coi là kỷ lục gia.

Nên để thành công trong sự nghiệp, ta cần nâng tầm game của mình. Và còn nơi nào tốt hơn để học, nếu không phải là nhưng người đã đạt tới đỉnh cao?

1. Xây dựng từ những gì ta đã làm tốt

Ai cũng có điểm mạnh hơn người khác, nghĩa là kĩ năng của chúng ta không được phân phối đều.

Như 1 cầu thủ trong đội bóng, các “chỉ số” của ta cho thấy mình mạnh hơn người khác ở điểm này, và yếu hơn ở điểm khác.

Nếu muốn là người giỏi nhất, ta nên bắt đầu từ lĩnh vực mà mình đa có nền tảng, và có thể xây dựng từ đó. Rất nhiều kỷ lục gia dựa vào chiến lược này.

Đối với cá nhân, điều này nghĩa là xây đắp kĩ năng và kinh nghiệm đã có.

Khi xem xét bắt tay vào làm những dự án mới, hay những cơ hội mới trong lĩnh vực mới, hãy suy nghĩ những gì mình thực sự làm tốt. Chúng ta có xu hướng xem nhẹ điểm mạnh của mình, nhưng chúng là chỉ dấu quan trọng về điểm mà ta có thể bắt đầu xây dựng lợi thế với người khác.

Coca-Cola là thương hiệu hàng tiêu dùng thành công nhất trên hành tinh, và 1 trong những lí do họ thành công lâu như thế là vì đã gắn chặt với lợi thế cốt lõi của họ. Họ rất giỏi sáng chế, marketing, và vận chuyển đồ uống tới tất cả mọi người. Họ biết điểm mạnh của bản thân, và đi liền với nó – rồi nhân đôi, nhân 3, nhân 4 nó lên.

Các fans của thương hiệu đồ uống hàng đầu thế giới này có tới 13 kỷ lục kỳ lạ được ghi nhận.

2. Các kỷ lục gia xây dựng cộng đồng người giỏi quanh mình

Không dể để 1 người học được tất cả những kĩ năng cần thiết, và liên tục giữ được đồng lực tập luyện ở cấp cường độ cao. Trong trường hợp lí tưởng, bạn được làm việc với 1 HLV chuyên nghiệp, người giúp bạn định hướng nỗ lực, hay được làm việc với 1 cộng đồng những người chia sẻ cùng mục tiêu và lợi ích.

Emily Hu là vận động viên cử tạ đã lập kỷ lục nâng tổng cộng 137,5 kg, kỷ lục gia thế giới dành cho nữ ở hạng mục 60 kg.

Emily không 1 mình đạt được điều ấy. Cô có cộng đồng tập thể hình và nâng tạ để tập luyện và thi đấu cùng. Cô có hẳn 1 huấn luyện viên để giúp sửa những lỗi sai, và động viên khi cô mệt mỏi hoặc chán nản.

Làm sao ta áp dụng bài học này?

Gần như mọi lĩnh vực đều có 1 cộng đồng, hay 1 số cộng đồng. Hãy tham gia những cộng đồng ấy, dù là qua các hội thảo, gặp gỡ, các lớp học, các cuộc thi, đó đều là những cơ hội quan trọng để học hỏi từ người khác, giữ động lực, và xây dựng mối quan hệ giúp ta tiến nhanh hơn và xa hơn.

Việc này cũng là cơ hội để đóng góp lại cho cộng đồng: chia sẻ những gì mình học được, kết nối với người khác, và trở thành người cổ động cho phong trào.

3. Những chiến thắng nhỏ cộng dồn theo thời gian

Những người hàng đầu không trở thành kỷ lục gia chỉ sau 1 đêm.

Kể cả khi bạn đã có năng lực ban đầu, và kể cả khi đang được luyện tập cùng nhóm những người tham vọng, bạn vẫn phải bắt tay vào làm việc. Nhưng không được nỗ lực nửa vời. Mà đây là chuyện liên tục đạt được những chiến thắng nhỏ, và cộng dồn chúng, bất cứ khi nào có thể.

Khi nghĩ về tiến trình tiến bộ, ta thường hình dung mình sẽ cảm thấy tuyệt vời thế nào khi đạt được mục tiêu dài hạn, hay trải nghiệm 1 bước đột phá lớn. Những chiến thắng to lớn như thế rất tốt – nhưng chúng khá là hiếm. May mắn cho ta là chuỗi chiến thắng nhỏ cũng kích thích tiến trình công việc rất nhiều.

Chúng ta sẽ không nhảy 1 bước lên hạng đầu ngay. Không ai trở thành kỷ lục gia chỉ sau vài ngày tập luyện. Nhưng ta sẽ luôn trên con đường trở nên giỏi hơn, và có thể, ngày nào đó, trở thành giỏi nhất.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn

Nổi bật

Bài mới

bài liên quan