Tập trung làm 1 nhiệm vụ cho tốt, dàn trải sẽ thất bại

Một số người tạo nên điều mà tôi luôn cho là 1 cam kết kì lạ: “Nói có với mọi thứ.” Những người khác thì ngược lại, họ nói “không” thường xuyên hơn. Trong thực tế, cả 2 đối cực này đều thường dẫn đến kết quả không tốt.

Trong khi xây dựng sự nghiệp, chạy theo nhiều cam kết cũng dẫn đến nhiều rủi ro khác. Nếu làm nhiều hơn 1 việc, bạn sẽ không còn hiệu quả như lúc tập trung vào 1 nhiệm vụ duy nhất. Người xoay xở giữa nhiều nhiệm vụ sẽ tốn thời gian giải những bài toán phức tạp hơn người tập trung vào 1 việc duy nhất.

Đừng dàn trải, hãy bận làm cho tốt từng nhiệm vụ thôi

Roald Amunsend tập trung 1 nhiệm vụ duy nhất: Xe trượt do chó kéo. Ảnh minh họa.
Xe trượt tuyết do chó kéo.

Tuy vậy, sự sùng bái trạng thái bận rộn rất mạnh mẽ. Nếu ta bắt đầu với quan điểm làm ít hơn, ta nhanh chóng cảm thấy tội lỗi với những nhiệm vụ mình đã bỏ qua – và những cơ hội có thể bị mất.

Để minh hoạ tầm quan trọng của việc ưu tiên hoá, hãy xem cách Roald Amundsen trở thành người đầu tiên đi đến Nam Cực năm 1911.

Ở nước Anh, đó là câu chuyện nổi tiếng về 1 người hùng thất bại: nhà thám hiểm Robert Falcon Scott và đội nhóm đã đến đỉnh Nam Cực, chỉ để thấy cờ Na Uy đang bay phấp phới tại đó.

Trên chặng đường về, họ bị 1 cơn bão tuyết mùa đông lạnh giá bao phủ, và khi chỉ còn vài dặm nữa là an toàn, họ biến mất trong đêm đen tuyết trắng vùng Cực.

Người ta cho rằng thành công của Amundsen là nhờ sự tập trung đến mức ám ảnh của ông về nhiệm vụ chỉ dùng chó và xe trượt tuyết làm phương tiện vận chuyển cho cả đội. Nhiệm vụ của Scott lại thất bại trong khi có nhiều tài nguyên hơn. Ông được tài trợ nhiều hơn, có đội lớn hơn, và ra đi với nhiều lựa chọn hơn, bao gồm xe trượt tuyết gắn máy, chó và thỏ.

Vô tổ chức – Lỗi chết người

Nhưng sự phức tạp trong phương thức của Scott – mà theo 1 cán bộ hải quân đầy kinh nghiệm, thì là 1 “đội vô tổ chức” – là lỗi chết người.

Những nhóm người Anh phải xuất phát tại những thời điểm khác nhau, và cố điều chỉnh tốc độ cho phù hợp. Amundsen, người chỉ tập trung vào việc tìm chó tốt nhất, người điều khiển tốt nhất, và đội giỏi nhất, đã nhanh hơn rất nhiều.

Thời điểm mà Amundsen đến điểm cực, ông đã nhanh hơn đối thủ tới 300 dặm. Amundsen chỉ chọn 1 phương thức, và rất thành thạo với nó. Ông đã làm ít hơn, và kiên quyết hơn.

Lời đó là liều thuốc cho giả định rằng chỉ việc nói không sẽ tự động mang lại kết quả tốt hơn. Làm ít hơn phải đi kèm 1 điều kiện khắc nghiệt rằng… bạn phải kiên quyết với những gì định làm, vì nếu không ám ảnh với nó, bạn chẳng có lợi thế nào so với người chọn làm nhiều hơn.

Chiến lược “Làm ít, kiên định”

Người theo đuổi chiến lược “làm ít, kiên định” đạt điểm cao hơn 25% so với người không thực hiện phương pháp này. Ngoài ra, ý niệm rằng “đam mê là chìa khoá thành công” lại phản tác dụng.

Trong thực tế, đam mê đưa người ta đi sai đường, tới thất bại, hoặc kiệt sức. Những người giỏi nhất là người gắn đam mê với công việc có chủ đích, ví dụ như tạo nên đóng góp có ý nghĩa cho tập thể, tổ chức.

Cảnh giác với tác hại của việc phối hợp quá ít – hay quá nhiều. Mặc dù chia sẻ thông tin là cốt yếu, các đội nhóm chuyên môn có thể bị phân tán bởi những đóng góp “hữu ích” mà họ không cần từ bên ngoài.

Cuối cùng, đừng cho rằng đạt được thành tựu cao hơn hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân. Người quản lí có trách nhiệm giúp thành viên đội nhóm thực hành tự kỉ luật. Các tổ chức có xu hướng đo thành công bằng khối lượng công việc hoàn thành, hay tăng kích thước đội nhóm cho phù hợp với tầm quan trọng của dự án.

Nhưng đôi khi, phương thức tốt nhất có thể lại là đơn giản hoá quy trình, giảm bớt nhân lực, và thiết lập mục tiêu tập trung mới.

Có cách nào để bạn và đội nhóm đạt nhiều thành công hơn không? Hãy thử bỏ bớt đi vài thứ.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn

Nổi bật

Bài mới

bài liên quan